Cầu nâng 2 trụ thủy lực có cổng 4 tấn (3 pha, màu xanh RAL 3166). Model: GC-4.0PROA
Thương hiệu: KOISU
Xuất xứ: China
Thông số cơ bản: - Kích thước: 3636 x 3412 mm
- Tải trọng nâng: 4000 Kg
- Chiều cao nâng: 1830 mm
- Nguồn điện: 380/50 V/Hz
- Công suất mô tơ: 2.2 Kw
- Khoảng cách giữa 2 cột: 2800 mm
- Đặc điểm: - Thân cầu bằng thép đặc biệt và sơn tĩnh điện
- Cơ cấu xy lanh thủy lực và cáp chịu lực giúp cầu hoạt động ổn định và tin cậy cao
- Cơ cấu khóa giật cơ khí
- Điều khiển với điện áp thấp 24V
- Phụ kiện tiêu chuẩn: - Công tắc giới hạn hành trình
- Phụ kiện chống va đập cửa bằng cao su.
- Chưa bao gồm dầu thủy lực 20 lít
Điều kiện lắp đặt:- Cao độ trần min phải lớn hơn chiều cao tổng thể của cầu.
- Khách hàng làm hố móng theo bản vẽ thiết kế do Công Ty Tân Phát phát hành.
- Bê tông đạt cường độ, Tân Phát sẽ triển khai lắp cầu - hiệu chỉnh - thử tải - bàn giao cho khách hàng sử dụng.
- Các khuyến vị vận hành, bảo trì sẽ được cung cấp để khách hàng thực hiện đúng quy trình. Xin vui lòng gọi số 0918902323 nếu cầu tư vấn kỹ thuật hoặc mục tiêu đầu tư thiết bị.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CẦU NÂNG AN TOÀN ( XIN HÃY ĐỌC KỸ) I.
Nâng xe (nâng cầu) 1. Di chuyển tất cả các vật cản ra khỏi khu vực làm việc.
2. Hạ khung Puli (tay cầu) xuống vị trí thấp nhất.
3. Trượt tay cầu (kéo chiều dài tay cầu) sao cho ngắn nhất.
4. Đặt tay cầu song song với xe.
5. Di chuyển xe vào vị trí giữa hai trụ cầu.
6. Đặt tay cầu vào vị trí nâng, vị trí tiếp xúc tay cầu với xe được khuyến cáo bởi nhà sản xuất xe.
7. Nâng tay cầu lên chiều cao đủ chạm vào xe, kiểm tra lại bằng mắt vị trí tay cầu và khả năng tải của cầu. Khi nâng xe sử dụng cả 4 tay cầu.
8. Từ từ nâng cầu lên khỏi mặt đất để đạt độ thăng bằng tải, nâng tay cầu lên chiều cao cần thiết, sau khi xe được kê kích ổn định và chắc chắn.
9. Bỏ tay khỏi nút thao tác nâng cầu.
10. Nhấn nút hoặc cần hạ cầu để tay cầu khớp vào vị trí móc khóa an toàn trước khi tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa xe hơi.
* Nên hạ xe (hạ cầu) một chút sau khi nâng cầu đến độ cao cần thiết để khóa chốt an toàn bên trái và bên phải cầu vào vị trí làm việc rồi mới thực hiện kiểm tra hoặc sửa chữa trên xe. Nếu tay cầu không được khóa trong khoảng thời gian hạ cầu hoặc chỉ khóa một bên thì nên lặp lại thao tác nâng cầu và hạ cầu cho đến khi cả hai tay cầu được khóa. Trong trường hợp hai bên tay cầu không thể khóa đồng thời thì cần điều chỉnh lại lực căng của cáp.
* Sau khi xe được nâng lên, trong quá trình sửa chữa, nếu cần phải tháo rời chi tiết hay bộ phận nào của xe hoặc lắp thêm bộ phận nào đó thì nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ như giá, thanh chống đỡ để giữ cân bằng và ổn định cho xe hơi.
* Trước khi nâng cầu, nên kiểm tra tất cả các thiết bị đầu cuối, đường ống và chỗ kết nối, nếu có dấu hiệu hư hỏng hay rò rỉ thì tuyệt đối không được phép sử dụng cầu nâng cho đến khi nó được sửa chữa về trạng thái đảm bảo.
II. Hạ xe (hạ cầu) 1. Làm sạch và dọn dẹp hết các dụng cụ khu vực làm việc và yêu cầu người khác rời xa phạm vi hoạt động của cầu.
2. Nâng cầu từ từ để nới lỏng khóa móc an toàn.
3. Tháo (kéo) hai móc khóa an toàn hai bên.
4. Hạ tay cầu về vị trí ban đầu khi bắt đầu nâng xe.
5. Xoay tay cầu về vị trí ban đầu (song song với thân xe).
6. Lái xe ra khỏi vị trí cầu nâng.
* Không nâng xe nếu khóa tay cầu không hoạt động. Nếu chốt an toàn tay cầu được móc vào các răng trên thanh răng trong trụ cầu, thì lúc đó tay cầu mới được khóa, trạng thái này phải được đảm bảo và duy trì trong suốt quá trình nâng hạ cầu.
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌĐịnh kỳ hàng tháng
1. Kiểm tra và xiết lại các bu lông cố định cầu vào nền bê tông.
2. Phun (bôi) thuốc (mỡ) bôi trơn lên xích và cáp.
3. Kiểm tra toàn bộ các mắt xích, chỗ kết nối, bu lông và bu lông nở và đảm bảo còn nguyên hiện trạng ban đầu (Đủ số lượng, không bị hư hỏng hoặc han gỉ).
4. Kiểm tra bằng mắt thường tình trạng mài mòn của tất cả các đường ống dẫn dầu thủy lực.
5. Kiểm tra các Puli được đặt ở phía bên trong trụ đứng của cầu, sử dụng các loại mỡ bôi trơn chất lượng tốt để bôi trơn định kỳ.
* Các bu lông nở cố định cầu với nền bê tông, nên được che chắn kín và phải đủ số lượng nếu không không nên vận hành cầu.
Định kỳ 6 tháng
1. Kiểm tra tình trạng mài mòn của tất cả các bộ phận hoạt động.
2. Kiểm tra lượng chất (mỡ) bôi trơn trên cáp, nếu không đảm bảo về chất lượng hoặc số lượng nên thay thế hoặc bổ sung ngay.
3. Kiểm tra và điều chỉnh sức căng của cáp.
4. Kiểm tra độ nghiêng của trụ cầu.
* Tất cả các góc (gối tỳ) bên trong cầu nên được bôi trơn tốt, để giảm sự mài mòn và giúp cầu hoạt động trơn tru, đồng đều, giảm ồn.